Làm mẹ là một trải nghiệm thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong đời, nhưng việc này không hề dễ dàng. Bất kể con bạn bao nhiêu tuổi, trách nhiệm làm mẹ của bạn vẫn luôn tiếp diễn. Để trở thành một người mẹ tốt, bạn phải cân bằng giữa việc khiến con cái cảm thấy được yêu thương và việc dạy con nhận biết đúng sai. Dù có khó khăn, bạn chỉ cần cố gắng tạo ra môi trường đong đầy yêu thương để con cái trở thành những người tự tin, độc lập và biết quan tâm đến người khác.

Yêu con vô điều kiện, có bố mẹ nào làm được không? | Báo Dân trí

Dành cho con tình yêu thương vô bờ bến

Cố gắng tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần với con trong suốt thời thơ ấu. Một cái chạm tay ấm áp hay lời nói ngọt ngào sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Sau đây là vài cách thể hiện tình cảm dành cho trẻ:

  • Âu yếm, hôn lên má, ôm hoặc thậm chí một cái chạm tay ấm áp trên vai trẻ cũng là cách thể hiện sự động viên và trân trọng mà bạn dành cho con.
  • Nói yêu con mỗi ngày, kể cả khi bạn không vui với cách hành xử của con.

Tôi yêu con tôi vô điều kiện, ngay cả khi… | Medela

Yêu thương con vô điều kiện

Đừng ép buộc con trở thành người như bạn kỳ vọng để nhận được tình yêu thương. Hãy để con biết rằng bạn luôn yêu con dù có thế nào đi chăng nữa.

Ví dụ, bạn hy vọng rằng con sẽ trở thành vận động viên. Tuy nhiên, nếu con không thật sự thích thể thao, bạn cần cho con biết điều đó không sao cả và cùng con tìm ra hoạt động phù hợp hơn với sở thích của con.

  • Tương tự như vậy, nếu bạn là người thích giao thiệp, đừng khiến con cảm thấy tồi tệ khi con cần nhiều thời gian để hòa đồng với người khác.

Nhấn mạnh mức độ quan trọng của trải nghiệm so với đồ chơi

Đồ chơi giúp trẻ vui trong chốc lát, nhưng chúng không bao giờ khiến trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm như sự ân cần của mẹ. Vì vậy, bạn nên dành thời gian cùng trẻ thực hiện những hoạt động vui nhộn, thậm chí việc đơn giản như ăn kem ốc quế trong công viên cũng tạo ra ký ức ngọt ngào đáng nhớ hơn mọi món đồ chơi khác.

  • Thậm chí việc nằm trên sàn nhà đọc sách cùng nhau cũng là một cách gắn kết tuyệt vời dành cho bạn và con.

Khen ngợi khi con đạt được điều gì đó

Đây là cách giúp trẻ cảm thấy tự hào về thành tích của mình và nhìn nhận tốt về bản thân. Khi con làm được việc tốt, hãy hãy công nhận và cho con biết rằng bạn tự hào về con. Nếu bạn không cho con sự tự tin mà con cần để tự đi trên đôi chân của mình, con sẽ không có sức mạnh để trở nên tự tin hoặc bản lĩnh.

  • Cụ thể hóa lời khen để con biết mình đã làm tốt điều gì. Ví dụ, thay vì nói “Tốt lắm!”, bạn có thể nói “Con giỏi lắm khi biết nhường em trong lúc chơi” hoặc “Cảm ơn con vì đã dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong!”
  • Tập trung khen ngợi thành tích và hành động tốt nhiều hơn việc khen năng khiếu của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ học cách trân trọng việc đối mặt với thử thách khó khăn.
  • Cố gắng tập thói quen khen trẻ thường xuyên hơn việc đưa ra nhận xét tiêu cực. Mặc dù việc lên tiếng khi trẻ có hành động sai trái rất quan trọng, nhưng việc giúp trẻ xây dựng cái nhìn tích cực về bản thân cũng quan trọng không kém. Bên cạnh đó, nếu bạn tập trung quá nhiều vào những việc làm chưa tốt của trẻ, con sẽ thường xuyên lặp lại những hành động đó để thu hút sự chú ý của bạn.

Khen con đúng cách để con tự tin mà không tự mãn

Tránh so sánh trẻ với người khác, đặc biệt là với anh/chị/em

Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và nét độc đáo riêng; vì vậy, hãy trân trọng sự khác biệt của các con. Nếu bạn liên tục so sánh con với những đứa trẻ khác, con sẽ cảm thấy bản thân không bao giờ đủ tốt trong mắt bạn. Việc này thậm chí còn ngăn trẻ đạt được thành công trong tương lai.

Hậu quả của việc cha mẹ hay so sánh con mình với con nhà người ta

Thay vì so sánh, bạn nên dạy trẻ cách hoàn thành mục tiêu của riêng mình và khuyến khích trẻ theo đuổi con đường phù hợp với bản thân.

  • Việc so sánh một đứa trẻ với anh/chị/em khác có thể khiến trẻ hình thành sự ganh đua. Hãy cố gắng nuôi dưỡng mối quan hệ yêu thương giữa các con, thay vì sự cạnh tranh.
  • Đừng thiên vị với bất kỳ người con nào – khi các con tranh luận, bạn nên công bằng và trung lập.

Tập trung chú ý khi trẻ đang nói

 Giao tiếp cởi mở với con cái là việc hết sức quan trọng; vì vậy, bạn nên nhớ dừng mọi việc đang làm để lắng nghe khi trẻ tìm gặp bạn với những thắc mắc hoặc băn khoăn. Ngoài ra, đừng quên thể hiện sự quan tâm dành cho con cái và đồng hành cùng con trong cuộc sống. Đây cách giúp trẻ thoải mái tìm đến bạn khi có vấn đề, bất kể to hay nhỏ.

Con nhà người ta' - Khi so sánh là kẻ đánh cắp niềm vui

Chú ý lắng nghe để trẻ cảm thấy được quan tâm. Bạn nhớ nhìn con trong khi con đang nói và cho trẻ biết bạn luôn lắng nghe bằng cách gật đầu cùng với việc nói những câu khẳng định như “Vậy à”, “Mẹ hiểu rồi” hoặc “Con kể tiếp cho bố nghe với”. Khi đến lượt bạn nói, hãy diễn đạt lại những gì bạn vừa nghe trước khi phản hồi.[7] Ví dụ, bạn có thể nói “Có vẻ như con muốn nói là công việc nhà của tuần này được phân chia không đồng đều”.

  • Thử dành một khoảng thời gian nhất định để trò chuyện với từng người con mỗi ngày, chẳng hạn như trước khi đi ngủ, trong lúc ăn sáng hoặc khi đón con sau giờ học. Hãy trân trọng khoảng thời gian này và tránh xem điện thoại hoặc phân tâm.

Tôn trọng sự riêng tư của con để tạo dựng niềm tin

Hãy để trẻ cảm thấy các ngăn tủ không bị lục lọi hoặc nhật ký không bị đọc trộm mỗi khi con trở về phòng riêng của mình. Đây là cách dạy cho con biết tôn trọng không gian của mình và sự riêng tư của người khác. Ngoài ra, việc này còn đem đến cho con cảm giác an tâm và giúp tạo dựng niềm tin giữa bạn và con.

  • Cho con được phép giữ không gian cá nhân và chấp nhận rằng việc con thỉnh thoảng giữ bí mật chuyện gì đó là hoàn toàn bình thường, đặc biệt khi con đã lớn. Bạn có thể cân bằng việc này bằng cách giữ thái độ cởi mở để con thoải mái tìm đến bạn khi cần giúp đỡ trong việc gì đó.

Vì sao nhân viên buồng phòng phải gõ cửa 3 lần khi vào phòng

Có mặt trong các sự kiện quan trọng

Có lẽ lịch làm việc của bạn rất bận rộn, nhưng bạn nên cố gắng làm mọi cách để hiện diện tại thời khắc quan trọng trong cuộc sống của con, từ buổi trình diễn văn nghệ và sinh nhật cho đến lễ tốt nghiệp trung học. Hãy nhớ rằng trẻ lớn rất nhanh và có cuộc sống riêng trước khi bạn kịp nhận ra. Sếp của bạn có thể nhớ hoặc không nhớ việc bạn bỏ lỡ một cuộc họp, nhưng con chắc chắn sẽ nhớ rằng bạn đã không đến xem vở kịch mà con tham gia.

  • Nếu việc gì đó xảy và bạn phải bỏ lỡ một sự kiện quan trọng, hãy cho trẻ biết rằng bạn thật sự rất tiếc khi không thể đến và sẽ bù đắp cho con bằng một sự kiện đặc biệt khác. Ví dụ, nếu bạn không thể đưa trẻ đến lớp trong ngày đầu tiên đi học, bạn có thể ăn mừng việc này bằng cách chuẩn bị món ăn mà con thích và món tráng miệng đặc biệt cho con trong buổi tối hôm đó.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *