Như ở phần trước, Cô Lanh đã đưa ra những bí quyết để trở thành người mẹ tốt, yêu thương con cái và cho chúng được hạnh phúc. Và có yêu thương sẽ có kỷ luật, phần này cô Lanh sẽ chia sẻ tới các mẹ những bước để thiết lập kỷ luật với con cái nhé.

Đặt ra những quy định và hình phạt hợp lý

Bạn cần lập danh sách các quy định giúp trẻ có cuộc sống vui vẻ và nề nếp. Đảm bảo các nguyên tắc này phù hợp với độ tuổi của trẻ. Hãy nhớ rằng các quy định và nguyên tắc của bạn được đặt ra là để giúp trẻ phát triển, nhưng đừng nghiêm khắc đến mức khiến trẻ cảm thấy như không thể làm đúng việc gì cả.

Không quát, chẳng mắng, chuyên gia gợi ý biện pháp kỷ luật con hư dễ dàng hơn nhiều

  • Ví dụ, nếu có con nhỏ, bạn có thể đặt ra quy định như “Không ra ngoài nếu không có người lớn đi cùng”, với hình phạt là phải ở yên trong nhà nếu con không nghe lời. Với trẻ lớn hơn, bạn sẽ đặt ra một loạt quy định làm việc nhà, và con sẽ mất đặc quyền nào đó, chẳng hạn như sử dụng thiết bị điện tử, nếu không chịu làm việc nhà.
  • Lắng nghe ý kiến của con về các quy định mà con phải tuân theo, nhưng hãy nhớ rằng – bạn là cha mẹ. Bạn cần đặt ra giới hạn cho các con. Trẻ được phép hành xử tùy thích sẽ gặp khó khăn trong độ tuổi trưởng thành khi phải tuân thủ các quy định của xã hội.
  • Tránh đưa ra hình phạt quá khắc nghiệt, và không bao giờ thực hiện hành vi gây tổn thương cơ thể của trẻ – bên cạnh hành vi ngược đãi, việc này thực sự có thể khiến các vấn đề về hành vi trở nên tồi tệ hơn.

Áp dụng các nguyên tắc một cách nhất quán

Đôi khi việc này có thể khó, nhưng áp dụng các quy định giống nhau vào mọi thời điểm là việc rất quan trọng. Cố gắng không để con thao túng bạn tạo ra ngoại lệ. Nếu bạn để trẻ làm việc gì đó mà trẻ không được phép chỉ vì trẻ trở nên giận dữ, điều đó cho thấy các quy định của bạn có thể phá vỡ.

  • Nếu trẻ biết các quy định có thể phá vỡ, con sẽ không còn cố gắng tuân thủ những gì đã được đề ra.

Mẹo vệ sinh nhà cửa cho trẻ nhà bạn thoải mái chơi đùa | Cleanipedia

Luôn đặt câu hỏi “có điều gì tốt ở đây?” khi nóng giận

Điều quan trọng là bạn cần đổi khung, luôn giữ bình tĩnh và lý trí khi tương tác với trẻ, kể cả khi các con không vâng lời. Chắc chắn đây là một thử thách, đặc biệt khi trẻ tỏ thái độ không hợp tác hoặc khiến bạn giận giữ, nhưng khi bạn cảm thấy muốn to tiếng, hãy dừng lại và tạm lánh trong chốc lát, hoặc ít nhất cho trẻ biết rằng bạn đang không vui.

  • Thỉnh thoảng chúng ta đều mất bình tĩnh và trở nên mất kiểm soát. Nếu bạn làm hoặc nói điều gì đó khiến bạn hối hận, hãy xin lỗi trẻ để các con biết rằng bạn đã mắc sai lầm. Việc dạy con xin lỗi và nhận lỗi khi sai là bài học quan trọng hơn việc hành xử như thể bạn luôn hoàn hảo.

5 thời điểm mẹ ôm con có nhiều lợi ích không nên bỏ lỡ

Đứng cùng chiến tuyến với vợ/chồng của bạn

 Khi nuôi dạy con cái, bạn cần cho các con thấy rằng cha mẹ luôn đồng lòng – cả hai người đều nói “có” hoặc “không” trước các sự việc giống nhau. Nếu trẻ nghĩ rằng mẹ luôn nói có và bố sẽ nói không, trẻ sẽ học cách tận dụng điều đó để đạt được những gì chúng muốn.

  • Điều này không có nghĩa là cả hai người đều phải đồng tình 100% trong chuyện nuôi dạy con cái. Trên thực tế, hai người nên hợp sức cùng nhau giải quyết vấn đề liên quan đến con cái, thay vì đối đầu với nhau.
  • Cố gắng không cãi nhau với vợ/chồng trước mặt con cái. Trẻ có thể cảm thấy bất an và sợ hãi khi nghe cha mẹ tranh cãi. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ thấy rằng khi không cùng quan điểm với người khác, chúng ta vẫn có thể trao đổi sự khác biệt trong hòa bình.

Lên lịch sinh hoạt có hệ thống để giữ nề nếp gia đình

Các con của bạn nên cảm nhận được khuôn phép cùng sự hợp lý trong cách vận hành mọi thứ trong nhà và cuộc sống gia đình. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm để tận hưởng cuộc sống vui vẻ ở bên trong lẫn bên ngoài tổ ấm của mình. Để được như vậy, bạn cần lên kế hoạch sinh hoạt điều độ. Ví dụ, bạn nên đặt quy định về giờ giấc đi ngủ và thức dậy, ăn uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và lập thời gian biểu cho việc học và thư giãn. Sau đây là một số cách thiết lập nề nếp ho con:

Ảnh Thực 4k Về Một Gia đình Hạnh Phúc Khi Thức Dậy Vào Buổi Sáng Và đánh Răng Cùng Nhau

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân của chính bạn, chẳng hạn như tắm gội và chăm sóc răng miệng, và dạy trẻ thực hiện điều tương tự.
  • Dạy trẻ về trách nhiệm bằng cách giao công việc thông thường hoặc việc nhà cho con thực hiện như một thói quen.

Phê bình hành vi của trẻ, thay vì phê bình trẻ

Khi trẻ cư xử không đúng mực, hãy cho trẻ biết bạn không thích hành động đó. Tuy nhiên, bạn đừng quên trấn an rằng bạn vẫn luôn yêu thương và quan tâm đến con, kể cả khi bạn không hài lòng với hành vi đó. Như vậy, con sẽ cảm thấy được yêu thương, che chở trong khi cố gắng thay đổi cách hành xử của mình.

  • Ví dụ, nếu bạn bắt gặp con cư xử không đúng mực với anh/chị/em, đừng vội nói “Con hư quá!”. Thay vào đó, hãy nói “Người khác sẽ cảm thấy tổn thương khi bị xúc phạm, mẹ nghĩ con nên xin lỗi em Na”.
  • Thẳng thắn nhưng tử tế khi bạn chỉ ra lỗi sai của con. Bạn cần tỏ ra nghiêm nghị, nhưng không lạnh nhạt hoặc giận dữ khi nói với con về mong đợi của mình.
  • Nếu con không vâng lời ở nơi công cộng, hãy phê bình hành vi của trẻ tại nơi riêng tư. Bằng cách này, bạn sẽ không khiến trẻ cảm thấy xấu hổ.

Đừng đặt kỳ vọng phi lý cho trẻ

10 điều cha mẹ nên ngừng kỳ vọng thái quá vào con cái | Báo Dân trí

Cố gắng không khiến trẻ cảm thấy như phải trở nên hoàn hảo hoặc sống theo tiêu chuẩn hoàn hảo của bạn. Ví dụ, đừng ép trẻ đạt thành tích xuất sắc hoặc trở thành cầu thủ giỏi nhất trong đội bóng mà trẻ tham gia. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích trẻ xây dựng thói quen học tập tốt và tinh thần thể thao tích cực, và để trẻ nỗ lực theo khả năng của mình.

  • Nếu bạn hành xử như thể chỉ chấp nhận điều tốt nhất, con sẽ cảm thấy như không bao giờ đạt được điều đó, và thậm chí có thể nổi loạn.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *