Tova vừa tròn 3 tuổi. Hôm nay là ngày đầu tiên cậu đi học bởi cậu nhận được rất nhiều tràng pháo tay hoan nghênh của các bạn. Cô giáo giải thích với bố mẹ Tova: “Mỗi bạn nhỏ lần đầu đặt chân vào lớp, chúng tôi đều dành những tràng pháo tay nhiệt liệt nhất, để các con nghĩ rằng học tập là một hành trình vui vẻ”

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, Tova tìm đến chỗ của mình và ngồi xuống. Khi cậu mở cuốn sách trên bàn, bất ngờ có hai quả nho lăn ra. Tova nhìn hai quả nho cười vui vẻ, lúc này, cô giáo ngồi xuống bên cạnh nhẹ nhàng hỏi: “Tova, em có biết sách vở của em có mùi gì không?” 

Tova đứng dậy nhún nhảy nói: “Thưa cô, em biết rồi ạ! Sách vở rất ngọt giống như hai quả nho này! Cô giáo nghe xong mỉm cười hài lòng, sau đó vỗ tay khen ngợi Tova.

Trong cộng đồng người Do Thái, không riêng gì giáo viên dạy trẻ sách vở là ngọt ngào mà ngay khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, cha mẹ sẽ chọn dịp thích hợp mở những cuốn sách ra mỗi trang sách nhỏ một giọt mật ong, sau đó bảo trẻ thơm lên đó. “Nói có sách mách có chứng, người Do Thái đã dùng cách thức đặc biệt này để nói với trẻ rằng: Sách vở luôn rất ngọt ngào! Người Do Thái không chỉ biết sách vở là ngọt ngào từ nhỏ mà họ còn vô cùng yêu quý sách. Họ có một truyền thống rất hay đó là luôn phải đặt tủ sách ở đầu giường, không được đặt ở cuối giường. Cách làm này có hai dụng ý: một là để tiện cho việc đọc sách, hai là thể hiện thái độ sùng kính với sách. Ngoài ra, người Do Thái còn là một dân tộc không cấm lưu hành sách báo, cho dù đó là một cuốn sách công kích và chế giễu người Do Thái thì họ vẫn có thể tự do truyền tay nhau đọc. Để chứng minh người Do Thái yêu quý sách thế nào, vào năm 1988, tổ chức UNESCO đã tiến hành thống kê và thu được kết quả rằng: Tại Israel (đất nước có phần đông dân số là người Do Thái), những công dân ở độ tuổi trên 14, mỗi tháng đọc một cuốn sách; có hơn 1.000 thư viện công cộng và thư viện ở các trường đại học trên 4,5 triệu dân (dân số Israel), bình quân cứ 4.500 người có người có một thư viện; ở đây, công dân làm thẻ đọc sách đã đạt hơn 1 triệu người; đặc biệt, hằng năm tỉ lệ số người đọc sách và số thư viện đều tăng lên và luôn đứng đầu thế giới.

Sở dĩ, người Do Thái dạy con quý trọng sách vở là bởi họ quan niệm sách không chỉ quý về nội dung, đẹp về hình thức mà còn có thể dạy trẻ rất nhiều đạo lí, nên bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái ham đọc sách từ nhỏ. Vậy cha mẹ làm thế nào để con cái yêu thích đọc sách ngay từ bây giờ? Dưới đây là những tuyệt chiêu của các bậc cha mẹ Do Thái:

Ham học hỏi bắt đầu từ việc ham đọc sách

Một người khi gặp phải khó khăn, muốn bán của cải để duy trì cuộc sống thì đầu tiên cần nghĩ đến việc bán vàng bạc, châu báu, sau đó đến đất đai, nhà cửa, cuối cùng mới là sách vở. Có thể thấy, sách vở có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người.

Đương nhiên, tình yêu đối với sách vở không thể chỉ bồi dưỡng một sớm một chiều mà thành. Nó phải là sự giáo dục liên tục từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác của cha mẹ với con cái. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ Do Thái luôn tôn trọng và yêu quý sách vở. Họ mua cho con các loại sách, báo để kích thích hứng thú đọc của con và thường cùng con đọc sách một cách hứng thú, say mê.

Cha mẹ làm gương và tình nguyện làm “người đọc sách” cho trẻ

Vì muốn trẻ tiếp xúc nhiều hơn với sách vở, nên cha Do Thái tình nguyện làm “người đọc sách” cho trẻ. Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ đóng vai là “người đọc”, mỗi buổi tối đều đọc cho trẻ nghe một vài truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện kí danh nhân, khoa học thường thức… Khi trẻ đã biết đọc, cha mẹ sẽ trở thành “người cùng đọc” với trẻ, lúc này cha mẹ sẽ cùng trẻ đọc những tác phẩm văn học kinh điển, những bài luận văn khoa học hoặc tùy bút đặc sắc … Trong khi trẻ đọc sách, cha mẹ thường cổ vũ trẻ và tận tâm hướng dẫn trẻ. Sau khi trẻ đã đọc tốt, cha mẹ sẽ trở thành người “bạn đọc sách” thực thụ của trẻ. Để thỏa mãn đam mê và tính hiếu kì trong việc đọc sách của trẻ, họ thường cùng trẻ đi mua sách hoặc dẫn trẻ đến các thư viện đọc sách. 

Tóm lại, cha mẹ Do Thái giống như người làm vườn chăm chỉ chăm chồi cây non, họ sẽ phân loại tri thức theo hứng thú và sở thích của con ở từng giai đoạn rồi mới truyền thụ cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu nhẹ nhàng và hiệu quả. Kì công như thế để sau này con cái họ như cái cây được chăm bón tốt và có thể “nở ra những bông hoa đẹp nhất”.

 

Hơn nữa, cha mẹ Do Thái luôn là tấm gương dạy con. Chẳng hạn, để dạy trẻ yêu thích đọc sách, hằng ngày họ sẽ nghiêm túc đọc sách và ghi chép, sau đó khi trẻ đã thích đọc sách thì người lớn càng phải giữ uy tín và là tấm gương điển hình trước mặt trẻ. Lúc này, cách làm thông thường của cha mẹ Do Thái sẽ là tổ chức một cuộc “hội thảo” dành cho những người đọc sách, trong đó họ sẽ cho trẻ xem danh sách những cuốn sách họ đã đọc và những ghi chú họ ghi lại trong quá trình đọc sách. Thông thường, khi trẻ nhìn thấy số đầu sách và lượng ghi chép khổng lồ của cha mẹ thì sẽ cảm thấy bị “sốc”. Cách làm này của cha mẹ Do Thái rất có tác dụng kích thích hứng thú đọc sách của trẻ, từ đó khiến trẻ thực sự yêu thích sách.

TẶNG MIỄN PHÍ HÀNH TRÌNH ĐƯỜNG ĐẾN TRÁI TIM CON TRỊ GIÁ 500.000Đ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *